Chiến dịch Đại Lăng Hà Chiến_tranh_Minh-Thanh

Bài chi tiết: Trận Đại Lăng Hà

Tiếp đó, Hoàng Thái Cực lại được tin quân Minh ngày đêm lo xây dựng lại thành Đại Lăng Hà, với ý đồ sẽ tiến lên một bước để khôi phục vùng đất ở ngoài biên cương đã bị mất. Như vậy, ông buộc lòng phải thực hiện thêm một chiến dịch quân sự nữa. Vào tháng 8 năm thứ năm niên hiệu Thiên Thông (1631), thành Đại Lăng Hà vừa mới được nhà Minh xây dựng gần một nửa, thì Hoàng Thái Cực bất ngờ xua đại binh đánh bọc hậu ngôi thành này. Ông ta đã áp dụng chiến thuật vây thành để đánh viện binh (vây thành diệt viện). Quân nhà Minh giữ thành vì "cạn hết lương thực, nên quân và dân phải ăn thịt lẫn nhau", rốt cuộc buộc phải đầu hàng.

Trong chiến dịch này, có một đạo quân Mông Cổ (trong quân đội Minh) đầu hàng, nhưng một số binh sĩ vì không chịu đầu hàng nên đã ám sát tướng lĩnh của họ rồi bỏ trốn. Hoàng Thái Cực nghe tin tức giận, định giết hết số binh sĩ Mông Cổ còn ở lại. Nhưng thuộc hạ của ông là Phạm Văn Trình khuyên ông không nên tàn sát vì sẽ ảnh hưởng đến chính sách dụ hàng về sau. Hoàng Thái Cực nhận thấy được lợi ích lâu dài nên chấp nhận kiến nghị đó. Lúc bấy giờ còn có một cánh quân đội của triều nhà Mình dựa vào địa thế hiểm yếu để cố thủ Tây Sơn, dù Hoàng Thái Cực xua quân tấn công nhiều lần nhưng vẫn không chiếm được, trong lòng nôn nóng, sau đó ông đổi chiến thuật, cho một viên quan người Hán có tài ăn nói đến chiêu hàng, quân Minh vì bị vây lâu ngày, tâm lý dao động nên đã chấp nhận quy hàng[cần dẫn nguồn].

Vào năm thứ năm niên hiệu Thiên Thông (1631), lúc Hoàng Thái Cực bao vây tấn công thành Đại Lăng Hà, thì viên Tuần phủ Đăng Thái là Tôn Nguyên Hóa, từng phái Tham quân Khổng Hữu Đức dẫn binh đi cứu viện. Nhưng bộ đội của ông này khi kéo tới Ngô Kiều, thì gặp tuyết to, không có lương thực để ăn, triều đình cũng không kịp thời quan tâm tiếp viện, nên một số quân sĩ phải trốn trại ra ngoài cướp bóc. Tình hình này liền được Lý Cửu Thành, một tên tham quan ô lại đã tham lạm công quỹ và đang sợ bị xử tội lợi dụng ngay. Ông ta sách động toán quân này nên đứng lên làm phản. Khổng Hữu Đức là người cũng có ý đồ bất chính, nên thừa cơ chấp nhận. Tháng giêng năm sau, Khổng Hữu Đức cùng với Cảnh Trọng Minh, một viên Tham quân khác có nhiệm vụ đóng giữ tại Đăng Châu, cùng đánh chiếm thành Đăng Châu. Khổng Hữu Đức tự xưng là Đô nguyên soái, đúc ấn tín để dùng riêng, rồi phong Cảnh Trọng Minh và một số người nữa làm tổng binh, xua quân đi đánh chiếm thành trấn, cướp bóc khắp nơi, không chuyện tàn ác gì mà không làm. Hoàng đế Sùng Trinh thấy tình hình xảy ra như vậy, buộc phải phái đại quân đi tiểu trừ[cần dẫn nguồn]. Các tướng nhà Minh không những không đoàn kết tương trợ lẫn nhau chống ngoại xâm mà còn mưu đồ bất chính vì lợi ích riêng, làm suy yếu thực lực phòng thủ quốc gia.

Đa Đạc

Đại bối lặc Mãng Cổ Nhĩ Thái cũng vì cuộc tranh chấp với Hoàng Thái Cực xảy ra trong chiến dịch Đại Lãng Hà nên đã bị giáng chức. Trước chiến dịch, Hoàng Thái Cực rời doanh trước đi quan sát địch tình ở nội thành. Mãng Cổ Nhĩ Thái có nhiệm vụ đi tháp tùng đã yêu cầu ông bổ sung thêm tướng sỹ cho kỳ của mình nhưng đã bị từ chối. Mãng Cỗ Nhĩ Thái bất mãn không kiềm chế được mình đã cự cãi với Đại Hãn và ẩu đả với Đức Cách Loại, Hoàng Thái Cực tìm cớ để trị tội ông ta. Sau chiến dịch Đại Lăng Hà kết thúc, các bối lặc đề nghị xử tội Mãng Cỗ Nhĩ Thái, cách chức đại bối lặc, tước 5 ngưu lộc, phạt tiền 1 vạn lượng bạc. Hoàng Thái Cực tán đồng đề nghị đó, do vậy đã trừ bỏ được thế lực này. Đối thủ chính trị trực tiếp thứ tư của Hoàng Thái Cực đã bị ông loại trừ, Hai trên ba vị đại bối lặc ngồi ngang hang với Đại Hãn đã bị lật đổ, chỉ còn một mình Đại Thiện[cần dẫn nguồn]. Năm Thiên Thông thứ 5 (1631), Đa Đạc tham gia vây khốn quân Minh trong chiến dịch Đại Lăng Hà (大凌河之役). Trong trận chiến ở Tiểu Lăng Hà, Đa Đạc để mất thăng bằng và bị ngã ngựa, suýt bỏ mạng ở ngoài thành Cẩm Châu.

Một năm sau (1631), về phía quân Kim trong thời gian này cũng xảy ra tranh chấp nội bộ, đại bối lặc Mãng Cổ Nhĩ Thái cũng vì cuộc tranh chấp với Hoàng Thái Cực xảy ra trong chiến dịch Đại Lăng Hà nên đã bị giáng chức. Trước chiến dịch, Hoàng Thái Cực rời doanh trước đi quan sát địch tình ở nội thành. Mãng Cổ Nhĩ Thái có nhiệm vụ đi tháp tùng đã yêu cầu ông bổ sung thêm tướng sĩ cho kỳ của mình nhưng đã bị từ chối. Mãng Cỗ Nhĩ Thái bất mãn không kiềm chế được mình đã cự cãi với Đại Hãn và ẩu đả (một hành động bộc trực đặc trưng của các dân tộc du mục) với Đức Cách Loại, người em cùng mẹ với mình đã lên tiếng chỉ trích thái độ phạm thượng của ông ta. Hoàng Thái Cực nhân cơ hội đó trở về doanh trướng triệu tập các bối lặc, tố cáo tội lỗi của Mãng Cổ Nhĩ Thái. Sau chiến dịch Đại Lăng Hà kết thúc, các bối lặc đề nghị xử tội Mãng Cỗ Nhĩ Thái, cách chức đại bối lặc, tước 5 ngưu lộc, phạt tiền 1 vạn lượng bạc. Hoàng Thái Cực mau mắn tán đồng đề nghị đó, do vậy đã trừ bỏ được thế lực này. Đối thủ chính trị trực tiếp thứ tư của Hoàng Thái Cực đã bị ông loại trừ, Hai trên ba vị Đại bối lặc ngồi ngang hang với Đại Hãn đã bị lật đổ, chỉ còn một mình Đại Thiện[cần dẫn nguồn]. Chiến dịch Đại Lãng hà kết thúc với một số thắng lợi thuộc về quân Kim nhưng vẫn chưa tạo được ưu thế bước ngoặt trên chiến trường.